30/06/2022 08:16

6 cách giúp cơ thể tăng cường quá trình trao đổi chất

Trao đổi chất là quá trình chuyển đổi thức ăn thành năng lượng để cơ thể hoạt động. Cơ thể liên tục đốt cháy calo, ngay cả khi nghỉ ngơi. Nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến sự trao đổi chất bao gồm:tuổi tác, chế độ ăn uống, giới tính, kích thước cơ thể, tình trạng sức khỏe.

Uống nhiều nước

Khi cơ thể không đủ nước thì quá trình trao đổi chất cũng bị chậm lại. Việc uống nước thay vì đồ uống có đường chứa nhiều calo giúp giảm cân thành công, giữ dáng. Một nghiên cứu nhỏ cho thấy, những người uống 500 ml nước trước 30 phút khi ăn trong 12 tuần giảm gần 1,3 kg so với những người không uống.

Ăn nhiều protein trong mỗi bữa ăn

Quá trình nhai, tiêu hóa thức ăn đòi hỏi sự phối hợp hoạt động của nhiều cơ quan, năng lượng của cơ thể. Trong khi đó, có một số loại thực phẩm đốt cháy nhiều calo hơn những loại khác. Các nhà khoa học gọi đây là hiệu ứng nhiệt của thực phẩm (hay là TEF).

Protein khiến chỉ số TEF tăng cao nhất. Ăn nhiều protein hơn có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất để bạn đốt cháy nhiều calo. Dưỡng chất cũng có thể ngăn chặn việc ăn quá nhiều, giúp cơ thể no lâu.

6 cách giúp cơ thể tăng cường quá trình trao đổi chất

Protein làm chỉ số TEF gia tăng rất lớn, giúp tăng cường tỷ lệ trao đổi chất của cơ thể. Ảnh: Freepik

Tăng cường luyện tập

Luyện tập cường độ cao ngắt quãng (HIIT) bao gồm các hoạt động nhanh, cường độ cao. Các bài tập có thể giúp bạn đốt cháy nhiều chất béo hơn bằng cách tăng tỷ lệ trao đổi chất, ngay cả kh kết thúc quá trình tập luyện.

Với người mới bắt đầu, bạn chọn hình thức đạp xe, chạy... Nâng tạ có thể giúp xây dựng, giữ cơ khi giảm mỡ trong cơ thể.

Uống trà xanh hoặc trà ô long

Trà xanh, trà ô long được chứng minh góp phần làm tăng sự trao đổi chất, đốt cháy chất béo. Những loại trà này giúp chuyển đổi một số chất béo lưu trữ trong cơ thể. Đồ uống góp phần tăng quá trình đốt cháy chất béo khi kết hợp với tập thể dục. Những loại trà này cũng có thể giúp bạn giảm cân, duy trì cân nặng hiệu quả.

Ngủ ngon giấc

Thiếu ngủ có liên quan đến việc tăng nguy cơ béo phì, gây ra tác động tiêu cực với sự trao đổi chất. Thiếu ngủ cũng có thể làm tăng tăng lượng đường trong máu và kháng insulin, cả hai đều có liên quan đến nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn. Giấc ngủ cũng liên quan đến mức độ ghrelin, hormone đói và leptin.

Leptin được sản xuất bởi các tế bào mỡ, là hormone bão hoà có vai trò làm giảm sự thèm ăn, khiến cho cơ thể cảm thấy no. Đây cũng được coi là hormone tín hiệu, có chức năng truyền tín hiệu với vùng dưới đồi, phần não điều chỉnh sự thèm ăn, lượng thức ăn.

Uống cà phê

Các nghiên cứu chỉ ra rằng caffein trong cà phê có thể giúp tăng cường trao đổi chất tạm thời. Giống như trà xanh, đồ uống cũng có thể thúc đẩy đốt cháy chất béo. Cà phê góp phần giảm, duy trì cân nặng thành công.

Việc tuân theo một kế hoạch ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, kết hợp các hoạt động thể chất là cách tốt nhất để hỗ trợ quá trình trao đổi chất, đem lại lợi ích tăng cường sức khỏe. Thực tế, bạn có rất nhiều cách để tăng tỷ lệ trao đổi chất tự nhiên, bao gồm thay đổi kế hoạch ăn uống, thói quen tập luyện, thói quen ngủ đủ giấc. Qúa trình trao đổi chất cao có thể giúp bạn giảm cân, duy trì cân nặng, đồng thời cung cấp cho cơ thể nhiều năng lượng hơn.

Lê Nguyễn

Tags:

tăng cường trao đổi chất

chăm sóc sức khỏe

bảo vệ cơ thể

Tin cùng chuyên mục