07/04/2022 15:51

ADB: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6,5% trong năm nay và 6,7% trong năm 2023 ​ ​

Sáng 6-4, ADB công bố Báo cáo Triển vọng phát triển châu Á (ADO 2022), trong đó nhận định, kinh tế Việt Nam có thể phục hồi ở mức 6,5% trong năm nay và tăng trưởng mạnh mẽ hơn ở mức 6,7% trong năm 2023, do tỷ lệ tiêm chủng cao, đẩy mạnh thương mại và tiếp tục thực hiện các chính sách tài khóa và tiền tệ mở rộng.

Kinh tế Việt Nam có thể phục hồi ở mức 6,5% trong năm nay

Giám đốc quốc gia ADB tại Việt Nam, ông Andrew Jeffries nhận định: “Tỷ lệ tiêm chủng cao đã cho phép Chính phủ dỡ bỏ các biện pháp kiềm chế đại dịch nghiêm ngặt. Sự thay đổi kịp thời trong chiến lược ngăn chặn đại dịch đã giúp khôi phục các hoạt động kinh tế và giảm bớt những nút thắt trong môi trường kinh doanh”.

ADB: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6,5% trong năm nay và 6,7% trong năm 2023  ​  ​

Theo ADB, kinh tế Việt Nam dự kiến phục hồi ở mức 6,5% trong năm nay

Thị trường lao động đang phục hồi, cùng với các giải pháp kích thích tài chính và tiền tệ của chương trình phục hồi và phát triển kinh tế của Chính phủ sẽ thúc đẩy tăng trưởng công nghiệp đạt mức dự kiến 9,5% vào năm 2022. Sản lượng nông nghiệp dự kiến sẽ tăng 3,5% trong năm nay, do nhu cầu trong nước phục hồi và giá cả hàng hóa toàn cầu tăng lên.

Việc mở cửa trở lại hoạt động du lịch vào giữa tháng 3 và nới lỏng các biện pháp kiểm soát đại dịch được kỳ vọng sẽ thúc đẩy khu vực dịch vụ, theo đó dự báo tăng trưởng ngành dịch vụ là 5,5% trong năm nay; đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công sẽ thúc đẩy xây dựng và các hoạt động kinh tế liên quan.

Tuy nhiên, đáng lưu ý là cùng với sự phục hồi kinh tế và tình trạng bất ổn của giá dầu toàn cầu, lạm phát dự kiến sẽ tăng lên 3,8% vào năm 2022 và 4,0% vào năm 2023.

ADO 2022 cũng nêu rõ những rủi ro trong ngắn hạn có thể cản trở tiến trình phục hồi. Đó là tình trạng mắc Covid-19 cao kể từ giữa tháng 3; mức tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế toàn cầu phục hồi chậm lại và giá dầu thế giới tăng mạnh ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu và lạm phát. Mức độ phục hồi cũng phụ thuộc vào việc Chính phủ triển khai nhanh chóng và hiệu quả chương trình phục hồi và phát triển kinh tế.

Cải cách thuế là chìa khoá để đảm bảo tăng trưởng bền vững

Nếu có chiến lược khôn khéo, các nền kinh tế đang phát triển châu Á có thể tăng thu thuế lên tới 4%GDP. Các giải pháp cần xem xét bao gồm thu thuế giá trị gia tăng hiệu quả hơn, cải cách các cơ chế ưu đãi thuế, đưa nhiều doanh nghiệp hơn vào nền kinh tế chính thức và tối ưu hóa thuế thu nhập cá nhân, thuế tài sản.

Nhận định này được nêu trong một báo cáo nghiên cứu vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố hôm nay, ngày 6-4.

ADB: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6,5% trong năm nay và 6,7% trong năm 2023  ​  ​

Tạo điều kiện để doanh nghiệp đăng ký kinh doanh dễ dàng hơn và giảm chi phí giao dịch sẽ giúp tăng cường thu thuế

Với chủ đề “Cải cách thuế là chìa khóa để đảm bảo tăng trưởng bền vững ở châu Á và Thái Bình Dương”, Chuyên gia Kinh tế trưởng của ADB, ông Albert Park nhận định, các nền kinh tế ở khu vực châu Á và Thái Bình Dương sẽ phải đối mặt với nhu cầu ngày càng tăng về đảm bảo chi tiêu công hiệu quả trong các lĩnh vực như y tế, giáo dục và môi trường. Những cải cách nhằm cải thiện hành thu thuế và tăng thu ngân sách có thể giúp khu vực đạt được tăng trưởng kinh tế bền vững và bao trùm. Song, những cải cách này phải được thực hiện trên cơ sở từng trường hợp cụ thể và theo những cách thức không kìm hãm tăng trưởng và không tạo ra gánh nặng cho người nộp thuế.

Chẳng hạn, việc tạo điều kiện để doanh nghiệp đăng ký kinh doanh dễ dàng hơn và giảm chi phí giao dịch sẽ giúp nhiều doanh nghiệp nhỏ tham gia vào nền kinh tế chính thức hơn, giúp tăng cường thu thuế. Chính phủ cũng có thể cải thiện hành thu từ hoạt động thương mại và dịch vụ kỹ thuật số đang phát triển mạnh ở châu Á - Thái Bình Dương tăng gấp 3 lần kể từ năm 2005 lên 1.400 tỷ USD vào năm 2020.

 

Tags:

Andrew Jeffries

Ngân hàng phát triển châu á

Kinh tế Việt Nam

Phục hồi

Tin cùng chuyên mục