22/02/2024 14:15

Cột cờ 200 năm tuổi ở Thủ đô: Biểu tượng thiêng liêng của ý chí độc lập dân tộc

Cột cờ Hà Nội hiện nằm trong khuôn viên của Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam, trên đường Ðiện Biên Phủ thuộc (quận Ba Ðình, TP. Hà Nội). Theo sử sách ghi lại, năm 1805 dưới triều Nguyễn, vua Gia Long bắt đầu cho xây dựng Kỳ đài (Cột cờ Hà Nội) với mục đích làm đài quan sát, đến năm 1812 thì hoàn thành.

Kỳ đài có chiều cao 33m, nếu tính cả trụ treo cờ là 44m với cấu trúc gồm 3 tầng đế và một tòa tháp. Các tầng đế có hình chóp vuông cụt, diện tích nhỏ dần và được xếp chồng lên nhau theo thứ tự nhỏ dần. Tầng một cao 3,1m; chiều dài mỗi cạnh là 42,5m; hai mặt có cầu thang bằng gạch dẫn lên tầng hai. Tầng hai cao 3,7m; chiều dài mỗi cạnh là 27m; có 4 cửa; tầng ba cao 5m; mỗi chiều dài 13m.

Cột cờ 200 năm tuổi ở Thủ đô: Biểu tượng thiêng liêng của ý chí độc lập dân tộc

Không chỉ là biểu tượng hùng thiêng của Hà Nội, Cột cờ Hà Nội còn là điểm du lịch trong hành trình khám phá lịch sử đất Thủ đô.

Kỳ đài cũng có 4 cửa theo hướng Đông, Tây, Nam, Bắc. Cửa Nam đắp hai chữ “Hướng minh” (nghĩa là hướng về ánh sáng); cửa Đông có hai chữ “Nghênh húc” (đón nắng ban mai); cửa Tây là hai chữ “Hồi quang” (ánh sáng phản chiếu). Riêng cửa Bắc không có tên riêng mà được bố trí hai cầu thang lên sân thượng phía bên phải và trái, mỗi cầu thang gồm 14 bậc, có tay vịn bằng sắt.

Bao quanh sân thượng là lan can gỗ cùng với tường hoa trổ những hình lục giác có hình vuông ở giữ, được đan lồng với nhau tựa hình mạng nhện. Tầng trên là thân cột cờ cao 18,2m; có hình trụ tám cạnh; nhỏ dần lên trên; mỗi cạnh đáy rộng chừng 2m.

Cột cờ 200 năm tuổi ở Thủ đô: Biểu tượng thiêng liêng của ý chí độc lập dân tộc

Cột cờ 200 năm tuổi ở Thủ đô: Biểu tượng thiêng liêng của ý chí độc lập dân tộc

Bố cục cân đối ấy đã tạo nên những đường nét thẳng, vững vàng cho Cột cờ Hà Nội.

Trong thân trụ có 54 bậc thang dạng xoắn ốc lên tới đỉnh; lòng trụ được soi sáng bằng 39 lỗ hình hoa thị và 6 lỗ hình rẻ quạt. Những lỗ này được đặt dọc các mặt trụ với mỗi mặt có từ 4 đến 5 lỗ. Nhờ vậy, phía trong trụ có ánh sáng tự nhiên và không khí lúc nào cũng được thông thoáng.

Phần còn lại là đỉnh Cột cờ Hà Nội, có chức năng làm vọng gác. Vọng gác này cao 3,3m, có 8 cửa sổ ở 8 cạnh; giữa lầu là chỗ để cắm cán cờ có một cột hình trụ tròn, đường kính 40cm cao đến tận đỉnh là nơi để cắm cán cờ.

Từ hướng Bắc của Cột cờ có thể thấy nhiều khu di tích cổ như Đoan Môn, Lầu Công chúa, Cửa Bắc; hướng Đông nhìn ra Nhà Bưu điện soi bóng xuống Hồ Gươm lịch sử. Hướng Tây là Quảng trường Ba Đình, Lăng và Bảo tàng Chủ tịch Hồ Chí Minh và hướng Nam có không gian thoáng đãng. Bố cục cân đối ấy đã tạo nên những đường nét thẳng, vững vàng cho Cột cờ Hà Nội.

Biểu tượng thiêng liêng của ý chí độc lập dân tộc

Dưới triều Nguyễn, trong các dịp lễ Tết, cờ vàng của triều đình thường được treo trên đỉnh cột. Cột cờ còn là nơi vua quan xem duyệt quân ngũ, đấu võ. Từ vọng gác Kỳ đài phóng tầm mắt ra xa có thể thấy một vùng khá rộng trong và ngoài khu thành cổ Thăng Long xưa.

Theo một số tư liệu còn lưu giữ, vào những năm 1894 -1896, sau khi chiếm được Hà Nội, thực dân Pháp bắt đầu dỡ bỏ nhiều kiến trúc trong thành và triệt phá các cổng thành, san bằng để mở các đường phố mới. Cột cờ là một trong số ít những kiến trúc may mắn thoát khỏi sự phá hủy của thực dân Pháp.

Cột cờ 200 năm tuổi ở Thủ đô: Biểu tượng thiêng liêng của ý chí độc lập dân tộc

Lý do thực sự người Pháp không phá hủy Cột cờ Hà Nội do công trình này có chiều cao khá đặc biệt, thời kỳ đó ít có kiến trúc nào so sánh bằng lại có vọng canh nhìn xa và bao quát mọi hướng. Đặc biệt, quân Pháp thường sử dụng nơi đây làm khu vực phát tín hiệu thông tin vô tuyến điện, đặt doanh trại của đơn vị thông tin của Pháp, từ đó phát đi khắp Đông Dương những chỉ thị, mệnh lệnh tác chiến để chỉ huy các chiến dịch.

Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công với sự kiện nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, hình ảnh Cột cờ Hà Nội cũng đã được in trang trọng trên đồng tiền được phát hành đầu tiên của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ngày 10/10/1954, lần đầu tiên lá cờ đỏ sao vàng tung bay trên đỉnh Cột cờ Hà Nội. Cả Hà Nội tưng bừng rạo rực chào đón ngày hội chiến thắng, đón đoàn quân về giải phóng về Thủ đô.

Cột cờ 200 năm tuổi ở Thủ đô: Biểu tượng thiêng liêng của ý chí độc lập dân tộc

Cột cờ 200 năm tuổi ở Thủ đô: Biểu tượng thiêng liêng của ý chí độc lập dân tộc

Kỳ đài Hà Nội (còn gọi là Cột cờ Hà Nội) là chứng tích ghi lại những thời khắc lịch sử, là biểu tượng thiêng liêng cho ý chí độc lập tự chủ của dân tộc Việt Nam (Ảnh: Hoàng thành Thăng Long).

Với những giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc đặc biệt đó, năm 1989 cột cờ Hà Nội được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa quốc gia. Trải qua hơn 200 năm lịch sử, vượt qua mọi khắc nghiệt của tự nhiên và chiến tranh tàn phá, Cột cờ Hà Nội vẫn đứng sừng sững mang lá cờ Tổ Quốc, biểu tượng cho ý chí độc lập, tự chủ của dân tộc Việt Nam.

Cột cờ Hà Nội chính là “nhân chứng lịch sử “, một biểu tượng vinh quang và niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Không chỉ là một biểu tượng hùng thiêng của Hà Nội, Cột cờ Hà Nội còn là điểm du lịch trong hành trình khám phá lịch sử đất Thủ đô.

Nhiều hoạt động thực tế được tổ chức tại đây nhằm giáo dục cho thế hệ trẻ về lịch sử hào hùng của dân tộc và những truyền thống yêu nước vẻ vang. Từ đó, nâng cao ý thức trách nhiệm của bản thân học sinh với truyền thống dựng nước và giữ nước, đồng thời biết trân trọng, bảo tồn giá trị “nhân chứng” lịch sử của dân tộc.

Nhóm PVTags:Cột cờ Hà Nội, lịch sử kỳ đài, cột cờ Hà Nội di tích Hà Nội,

Tags:

Cột cờ Hà Nội

lịch sử kỳ đài

cột cờ Hà Nội di tích Hà Nội

lịch sử cột cờ Hà Nội

Tin cùng chuyên mục