Cuộc sống bên trong những hộp ngủ 2m2 ở Hà Nội
Mô hình hộp ngủ nở rộ ở TPHCM nhiều năm qua đã xuất hiện tại Hà Nội. Nhiều sinh viên, người lao động tìm kiếm hộp ngủ 2m2 với nhu cầu "chỉ cần một chỗ để ngủ" đúng nghĩa.
Nở rộ mô hình hộp ngủ 2m2 ở Hà Nội
Cách đây một năm, Ngọc Hân (24 tuổi) bắt đầu thuê "một chỗ ngủ" theo mô hình hộp ngủ (sleep box) trong một căn nhà ở quận Cầu Giấy (Hà Nội) để thuận tiện công việc.
Với chi phí1,7 triệu đồng/tháng trọn gói tiền điện, nước, wifi, các dịch vụ... Hân xem đây là khoản chi tiêu vừa túi tiền với một nhân viên văn phòng "sống tại Hà Nội đắt đỏ".Trước đây, cô từng thuê trọ cùng 3 người bạn, giá 3-3,5 triệu đồng/tháng.
"Tôi đi làm từ sáng đến tối, chỉ cần một chỗ ngủ qua đêm, đồ đạc không nhiều nên không muốn tốn nhiều tiền cho chỗ ở", cô nói.
Hộp ngủ rộng 2m2, có kệ sách, giường, móc treo quần áo... (Ảnh: NVCC).
Căn phòng rộng 25m2 được ngăn thành 8 hộp ngủ. Giữa phòng có lối đi riêng rộng 30-50cm, dựng cầu thang lên xuống. Mỗi tầng có ban công, nhà vệ sinh riêng. Khu vực nấu ăn chung và nhà xe được bố trí dưới tầng một.
Hộp ngủ của Hân rộng 2m2, chỉ đủ một người nằm, bên trong có một kệ gỗ để quần áo và đồ đạc cá nhân cùng một chiếc bàn gấp.
Dù gặp nhiều bất tiện khi phải sinh hoạt chung với 7 người lạ, cô nói điều kiện sinh sống chấp nhận được, hộp ngủ có cửa cách âm tốt nên cản được tiếng ồn.
"Mỗi tầng đều có bình chữa cháy và thang dây phòng sự cố, camera được bố trí mọi nơi nên không sợ bị mất đồ, chủ nhà lại dễ tính", nữ nhân viên văn phòng cho hay.
Tại quận Đống Đa, Minh Anh (29 tuổi) cảm thấy thoải mái khi sống trong hộp ngủ 2m2 "tiện nghi" của mình. Mỗi tháng, cô bỏ ra 1,3 triệu đồng cho toàn bộ dịch vụ và tiện ích, "có cả cơm trắng ăn miễn phí hàng ngày".
Ngoài mức giá này, chủ nhà còn cho thuê một triệu đồng/tháng với những hộp ngủ không giường, song vẫn cam kết đủ mọi tiện ích.
Khác với kết cấu nhà trọ của Ngọc Hân, mỗi tầng tại đây được bố trí hai nhà vệ sinh, tránh cảnh xếp hàng vào giờ cao điểm. Hàng tuần, nhân viên vệ sinh sẽ quét dọn toàn bộ tòa nhà và khu vực sinh hoạt chung.Bất tiện duy nhất là không có chỗ để xe, khách thuê phải gửi phương tiện cách nhà 500m.
"Tôi đã ký hợp đồng 6 tháng. Căn nhà luôn trong tình trạng hết phòng, phải chờ có người chuyển ra mới "tranh chân" thuê được", Minh Anh nói.
Mỗi căn phòng rộng 25m2 được ngăn thành 8 hộp ngủ. Giữa phòng có lối đi riêng rộng 30-50cm, dựng cầu thang lên xuống (Ảnh: NVCC).
Lên mạng xã hội tìm thuê hộp ngủ, Tiến Dũng (25 tuổi) như lạc vào "ma trận". Các hội nhóm có từ 1.000 đến 2.000 thành viên, đa dạng các loại hộp ngủ được giới thiệu "vừa rẻ vừa đầy đủ tiện nghi".
"Tôi mới đi làm nên tài chính hạn hẹp, chỉ thuê sống vậy thôi", Dũng nói.
Căn phòngtrọ trước đây tiêu tốn 2 triệu đồng/tháng, chưa gồm phí dịch vụ, điện, nước... vốn là gánh nặng với anh.
Sau nhiều lời chào mời hấp dẫn, Dũng đến xem một số hộp ngủ trong trung tâm Hà Nội, nhưng chưa hài lòng do cách xa nơi làm việc.
Chuyên gia cảnh báo rủi ro
Hộp ngủ (sleep box) ban đầu là dịch vụ tại sân bay, để khách nghỉ ngơi, làm việc trong thời gian chờ máy bay. Tuy nhiên, từ năm 2021 mô hình này nở rộ tại TPHCM, rồi nhanh chóng lan ra Hà Nội.
Mô hình hộp ngủ được hiểu là một khoang ngủ (cabin) dành cho một người, nằm trong một căn phòng chung với nhiều người khác. Loại hình này tối ưu chi phí và diện tích, được nhiều chủ đầu tư gọi với cái tên mỹ miều là "ký túc xá kiểu mới".
Ông Nguyễn Hùng, chủ một chuỗi hộp ngủ tại Hà Nội, cho biết tùy theo diện tích phòng đơn vị sẽ ngăn từ 4 đến 6 hộp ngủ. Mỗi hộp rộng 1,2m; dài 2m; cao từ 1,2 đến 1,5m; được trang bị tủ nhỏ, kệ, giá sách, bàn học, đèn, quạt...
Mỗi phòng đều lắp bóng đèn, ổ cắm, kệ treo đồ và quạt thông gió, bên ngoài có điều hòa tổng làm mát chung. Khu vực hành lang, bếp, nhà vệ sinh và khu sân phơi sẽ có người dọn dẹp 1-2 lần mỗi tuần.Phòng sinh hoạt chung bố trí sẵn bàn ghế.
Giá cho thuê khởi điểm 1,6 triệu đồng, đã bao gồm tiền điện, nước, wifi, điều hòa, máy giặt, máy sấy, phí dịch vụ…
"Chúng tôi hướng đến nhóm đối tượng sinh viên, người lao động thu nhập thấp. Họ đều đi học, đi làm cả ngày, tối đến chỉ cần một chỗ yên tĩnh để ngủ", ông nói.
Các cơ sở "hộp ngủ" của ông Hùng tập trung tại các quận trung tâm Hà Nội, gần các trường đại học. Tỷ lệ lấp đầy phòng khá cao, thời hạn thuê trung bình 6 tháng.
"Chúng tôi yêu cầu người thuê tuân thủ các quy định, tránh gây ồn ào để mỗi người đều có không gian riêng tư", ông cho hay.
Chủ đầu tư hộp ngủ cho biết tầng một bố trí hệ thống, quy định phòng cháy chữa cháy, mỗi tầng đều có cửa thoát hiểm (Ảnh: NVCC).
Trao đổi với phóng viên, một chuyên gia trong ngành bất động sản cho biết việc khai thác hộp ngủ bắt nguồn từ nhu cầu của sinh viên gần các trường đại học, đặc biệt là sinh viên năm nhất.
Đây là nhóm mới lên thành phố, chưa có bạn bè, chưa biết rủ người ở chung, nên thay vì thuê một phòng sẽ tốn nhiều tiền, các bạn lựa chọn thuê "một chỗ ngủ" nhằm tiết kiệm chi phí.
Sau này, trong các quận trung tâm, khi giá cho thuê phòng ngày càng đắt đỏ, thì mô hình hộp ngủ lan rộng ra cho cả người đi làm.
Theo chuyên gia, bên cạnh mức giá thuê rẻ, các hộp ngủ tồn tại một số điểm bất tiện như: không riêng tư, thiếu chỗ để xe, khách phải xếp hàng sử dụng nhà vệ sinh hay phòng bếp...
"Đó là lý do dẫn đến tỷ suất lấp đầy thực tế trong dài hạn của loại hình này không cao như nhiều người nghĩ ban đầu. Trung bình, hộp ngủ thường trống 20% - 30%, phải lấp khách liên tục. Khách ra/vào nhiều còn dẫn đến tốn thêm chi phí quảng cáo, môi giới", vị chuyên gia nói.
Theo ông, sự bùng nổ của mô hình này khởi phát từ năm 2018, đặc biệt nở rộ từ 2019,bắt nguồn từ "sự sáng tạo" tăng nguồn thu để cạnh tranh của các đơn vị thuênhà nguyên căn để kinh doanh cho thuê lẻ.
Tuy nhiên, điều họkhông ngờ tới là mô hình này lại có tỷ lệ trống cao, chi phí quản lý vận hành và quảng cáo lớn, nên lợi nhuận thực tế không khác mấy so với việc cho thuê phòng như cũ.
Bên trong một phòng trọ "hộp diêm" 3m2 trên phố Nguyễn Phúc Lai Hà Nội (Ảnh: V.M.).
Từng có ý định thuê hộp ngủ 2m2 để giảm chi phí sinh hoạt, Lê Quỳnh (27 tuổi, quận Cầu Giấy) sớm từ bỏ vì cảm thấy ngộp thở, sợ không gian hẹp, đặc biệt lo ngại nơi ở không đảm bảo quy định phòng cháy chữa cháy.
Trong khi đó, Tuệ Linh (30 tuổi) vừa sang nhượng một hộp ngủ ở quận Nam Từ Liêm sau một tháng trải nghiệm.
"Với tôi, đây chỉ là giải pháp ở tạm thời trong khi tìm căn hộ đảm bảo về phòng cháy chữa cháy, an ninh trật tự dù giá cao hơn", Linh nói.
Về vấn đề này, ông Nguyễn Hùng cho biết các tầng trong tòa nhà đều được trang bị hệ thống phòng cháy chữa cháy, cửa thoát hiểm, mỗi khách thuê sẽ được tuyên truyền về kỹ năng sinh tồn, giải quyết sự cố.
Dưới góc nhìn chuyên môn, chuyên gia bất động sản nhận định nguy cơ lớn nhất với mô hình hộp ngủ là vấn đề cháy nổ.
"Việc số lượng người ở quá đông, thường hơn gấp đôi loại hình cho thuê bình thường trong cùng một quy mô, sẽ làm tăng các nguy cơ về cháy nổ, an ninh trật tự, quản lý khách thuê", ông nói.
* Tên một số nhân vật đã thay đổiTheo Dân Trí
Cuộc sống của chàng kỹ sư bán sạch cửa nhà, mua thuyền đi khắp thế giới
MỸ - Brian từ bỏ công việc ổn định, bán căn nhà của mình để bắt đầu cuộc hành trình. Anh không thể ngờ rằng trên bước đường đóanh gặp một nửa định mệnh đời mình.
Cuộc sống nơi núi rừng của nàng dâu Mỹ yêu say đắm tiếng Việt
Hanna Larsen đang sống cùng chồng con ở vùng núi rừng Nam Mỹ. Mỗi ngày, Hanna thích trò chuyện với người thân bằng tiếng Việt. Cô gái Mỹ hồn nhiên cho biết, mỗi lần nghe tiếng Việt, cô thấy “trái tim vui hơn”.
Cuộc sống ở biệt thự triệu đô, đi máy bay riêng của bảo mẫu nổi tiếng
MỸ - Từ một cô gái học chuyên ngành thời trang, Andreza rẽ ngang sang làm bảo mẫu. Cô không thể ngờ rằng đây là bước ngoặt khiến cuộc sống thay đổi mãi mãi.
Bình luận
Tags:hộp ngủ
mô hình hộp ngủ
TP.HCM
Hà Nội
sinh viên
người lao động
cuộc sống
gia đình
Tin cùng chuyên mục