Meta đối đầu chính phủ Mỹ về tương lai thị trường thực tế ảo
Trước đó, Ủy ban thương mại (FTC) đã lên tiếng ngăn chặn thương vụ này vào tháng 7, cho rằng việc Meta thâu tóm Within “có xu hướng tạo ra độc quyền” trong thị trường ứng dụng thực tế ảo. Cơ quan này cũng yêu cầu toà án ra phán quyết sơ bộ tạm dừng giao dịch trên.
Luật sư Abby Dennis của FTC nói rằng việc mua lại Within là một phần trong nỗ lực của Meta nhằm thu hút và đa dạng hoá người dùng thực tế ảo, gồm cả các thuê bao của ứng dụng luyện tập phổ biến Supernatural.
Nỗ lực thống trị lĩnh vực thực tế ảo của Meta đang gặp khó. Ảnh: Reuters
“Với nguồn lực khổng lồ của mình, Meta hoàn toàn có thể tự phát triển 1 ứng dụng tập luyện VR chuyên dụng và thực tế họ đã lên kế hoạch xây dựng ứng dụng này trước khi thâu tóm Within”, Dennis cho hay.
Kế hoạch trên còn có tên Operation Twinkie, liên quan việc mở rộng trò chơi nhịp điệu Beat Sabre mà công ty này đã mua lại vào năm 2019 với sự đề xuất của công ty tập luyện kỹ thuật số Peloton.
Không chỉ vậy, FTC đang cố gắng buộc Meta huỷ bỏ 2 thương vụ mua lại trước đó, Instagram và WhatsApp tại một vụ kiện được đệ trình từ năm 2020, thời điểm cả 2 ứng dụng đều ở trong một thị trường còn tương đối mới.
Nếu bị ngăn chặn hoạt động thâu tóm ở không gian metaverse, Meta sẽ gặp áp lực nhiều hơn trong việc tự sản xuất các ứng dụng phổ biến (hit-app) và phải từ bỏ nhiều yếu tố từ doanh thu, nhân sự, dữ liệu cho đến quyền kiểm soát các nhà phát triển bên thứ ba.
Công ty nghiên cứu thị trường IDC ước tính Meta Quest, thiết bị đeo thực tế ảo đang chiếm 90% thị phần phần cứng thực tế ảo. Tuy nhiên, phần lớn trong số hơn 400 ứng dụng sẵn có của cửa hàng ứng dụng dành cho thiết bị này được sản xuất bởi các nhà phát triển bên ngoài.
Công ty mẹ Facebook đồng ý mua lại Within vào tháng 10/2021, chỉ 1 ngày sau khi đổi tên từ Facebook sang Meta, báo hiệu tham vọng xây dựng môi trường ảo nhập vai - metaverse.
Tags:Meta
thị trường
thực tế ảo
metaverse
thâu tóm
ứng dụng
công nghệ
Tin cùng chuyên mục